Tìm kiếm:

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Thế nào là hacker?

Hiện nay, an ninh mạng đang là một vấn đề nóng bỏng trên các phương tiện thông tin đại chúng cả trong và ngoài nước. Trên các bản tin, chúng ta thường bắt gặp thuật ngữ "Hacker" (một số dịch ra là "tin tặc"). Vậy "Hacker" là ai?



Trong thế giới an ninh mạng, người có khả năng khám phá ra được lỗ hổng của hệ thống mạng máy tính và khai thác những lỗ hổng đó để đạt được những mục đích của riêng mình đó là những "hacker" và quá trình khám phá, khai thác được gọi là "hacking" (có thể gọi là tấn công).
Ngày nay, nhiều người cho rằng hacking chỉ là hành động đánh cắp tài khoản Facebook, Yahoo... hoặc là đi phá hoại một Website nào đó. Điều đó cũng không sai. Nó chỉ là một phần nhỏ trong lĩnh vực hacking, nhưng không phải là tất cả! Vậy chính xác hacking là gì?

Tôi sẽ cho các bạn thấy sự phân loại về hacker. Điều này sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng hơn:
1. Script Kiddie
 Script Kiddie là những người sử dụng các công cụ, các đoạn kịch bản (script), các chương trình máy tính...được tạo ra bởi một hacker thực thụ để thực hiện việc tấn công. Hiểu một cách khác, họ là những người hoàn toàn không hiểu biết về hệ thống, cũng chả biết hệ thống đó làm việc như thế nào, nhưng họ có thể khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ thống đó với những công cụ đã có sẵn.
2. White Hat Hacker (Hacker mũ trắng)
 Là những hacker thực thụ, nhưng là những người tốt đó là lý do tại sao người ta cũng hay gọi là "cảnh sát mạng". Các hacker mũ trắng dùng việc tấn công với mục đích bảo vệ, tăng cường tính bảo mật của hệ thống bằng cách tìm ra những lỗ hổng bảo mật và sửa chúng. Họ làm việc cho một tổ chức, một công ty, hoặc một cá nhân...,họ được phép tấn công vào hệ thống ở nơi đó để tìm ra những điễm yếu, lỗ hổng và từ đó có cách khắc phục.
3. Black Hat Hacker (Hacker mũ đen)
 Thường được gọi là tội phạm mạng. Hiển nhiên là những kẻ xấu. Họ tấn công hệ thống một cách trái phép, với những âm mưu đen tối, những âm mưu đó có thể là đánh cắp tài khoản ngân hàng, làm nhiễm độc hệ thống với những phần mềm độc hại (Malware), chiếm quyền điều khiển hệ thống để thực hiện hành vi xấu.... Hãy lưu ý, việc tấn công vào một hệ thống của một tổ chức mà không được phép của tổ chức đó cũng bị xem là hành động của Hacker mũ đen.
4. Grey Hat Hacker (Hacker mũ xám)
 Hacker mũ xám là một khái niệm ở giữa Hacker mũ trắng và Hacker mũ đen, có nghĩ là có lúc họ là những "cảnh sát" cũng có khi là "tội phạm" tùy thuộc vào ngữ cảnh. Có thể nói Hacker mũ xám là những người không có những âm mưu đen tối, những vẫn thích tấn công vào hệ thống của bên thứ 3 với để thể hiện, để cho vui, hoặc chỉ đơn giản là để biết hệ thống đó có lỗ hổng.
5. Hacktivists
 Từ Hacktivist là viết tắt của hai từ "hacking" và "activist", một khái niệm mới xuất hiện để chỉ những Hacker lấy mục đích chính trị làm định hướng cho hành vi tấn công vào hệ thống của các cá nhân hoặc tổ chức (chính phủ, cơ quan nhà nước...) để chống đối lại những điều  mà họ cho là bất công, nhằm mục đích đòi lại công bằng. Một trong những Hacktivist nổi tiếng đó chính là nhóm Hacker Anonymous

Như vậy,chúng ta có thể thấy rằng không phải Hacker nào cũng xấu. Sự tốt xấu tùy thuộc vào nhận thức của mỗi con người chúng ta mà thôi. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn.



1 nhận xét:

  1. anh Nhân cho Chung xin số điện thoại được không ạ, Chung phụ trách tuyển dụng tại FPT Telecom, có chút chuyện muốn trao đổi với anh, Tks anh

    Trả lờiXóa